Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Cơm tấm Việt Nam

Đam mê nền văn hóa ẩm thực châu Á, Robyn Eckhardt – một nữ nhà báo tự do người Mỹ đã cùng với bạn của mình là nhiếp ảnh gia David Hagerman đã dành đến 14 năm trải nghiệm các món ăn từ sang trọng cho đến dân dã nhất ở các nước Châu Á. Những trải nghiệm thực tế đầy thú vị kết hợp với con mắt nhìn khách quan của những người am hiểu và đam mê ẩm thực, những bài viết của Robyn trên website dành riêng cho những món ăn châu Á đã khiến nhiều người mê tít đấy! Và tất nhiên, trong số những điểm dừng chân của hai người bạn đó, Việt Nam mình không thể nào nằm ngoài lề được rồi.

Chúng tôi thường không hề thích những sạp hàng rong với những món ăn được bán có vẻ ẩn chứa nhiều dịch bệnh! Nhưng tôi phải thừa nhận rằng sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa những điều mà mình đưa ra. Bởi cho dù không hề cảm thấy an toàn khi thưởng thức nhưng với tôi, những món ăn đường phố lại chính là một phần của du lịch (tất nhiên là ở những đất nước có những quán ăn vỉa hè thôi). Nó dường như là cách dễ dàng và đầy thú vị nhất để kết nối bạn với người dân địa phương và là cách để bạn có thể đắm mình trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Ẩm thực đường phố không chỉ đơn giản là những món ăn mà trong nó còn ẩn chứa những kinh nghiệm được truyền tụng từ nhiều đời mà tôi cam đoan rằng những món ăn đắt tiền nơi nhà hàng sang trọng khó có thể có được. Thêm vào đó, khi chọn ẩm thực đường phố, bạn sẽ có dịp quan sát người bán hàng nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn cho mình, rất thú vị!”

Một đĩa cơm tấm với thịt heo nướng cùng một quả trứng chiên thêm một chút dưa leo chua ngọt, cà rốt, hành lá cùng với một chén nước mắm ớt để rưới lên trên bề mặt cùng với một ly café đá tại một con hẻm nhỏ giữa Quận 1 đã trở thành một bữa sáng đáng nhớ nhất của chúng tôi. Đối với khách du lịch, cơm tấm vốn là món ăn thường bị bỏ qua bởi chính sự bình dị, thân quen của nó với mảnh đất Sài Gòn. Nhưng dù là vậy, đối với tôi, món ăn đó thật sự là ngon một cách đặc biệt. Thứ cơm trắng trắng quen thuộc kết hợp với những miếng thịt heo nướng trên than, thậm chí là bị cháy xém, hơi ngòn ngọt, ám mùi khói cùng với vị của những miếng dưa leo khiến cho món ăn trở nên đậm đà. Trứng thường được chiên lòng đào để khi thưởng thức, lòng đỏ trứng sẽ trào ra kết dính những hạt gạo lại với nhau, thơm thơm, ngậy ngậy. Và cuối cùng, một thứ nước chấm rất Việt Nam với nước mắm, một ít đường và ớt được trộn lẫn với cơm, tất cả như hòa làm một để trở thành một tuyệt tác ẩm thực mà chỉ một lần thôi, bạn sẽ nhớ mãi cái hương vị đấy.” Nhưng điều thật sự thú vị trong những cảm nhận của Robyn lại nằm ở chính nơi mà cô đã thưởng thức cơm tấm cơ!
Những bữa ăn ở nơi đây không chỉ đem lại sự ngon miệng cho tôi từ những đĩa cơm mà còn từ chính không gian nơi tôi ngồi. Một buổi sớm Sài Gòn khi những tòa nhà vẫn còn đổ bóng dài trên mặt đường, khi không khí vẫn chưa ám mùi của khói bụi và những con đường còn thưa thớt những chiếc xe gắn máy, khi những con người nơi đây trong tâm trạng đầy khoan khoái sau một giấc ngủ ngon sẽ trở nên thân thiện với bạn nhiều hơn. Và bạn hãy nhớ dành cho họ những nụ cười và cái gật đầu thân thiện giống như chúng tôi – hai người ngoại quốc khổng lồ trên những chiếc ghế tí hon với đĩa cơm tấm trước mặt. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của cử chỉ đơn giản đó nhé!”. Đây không chỉ là những lời khuyên cực kỳ hữu ích của họ dành cho những khách du lịch đến với Việt Nam mà còn cho cả chúng mình nữa đấy. Nở một nụ cười thân thiện với những người chúng ta gặp sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn các bạn ạ.

Còn về mùi vị của món ăn ư? Trong cái không gian chật hẹp nơi hẻm nhỏ đấy, mùi thơm của cơm trắng, của những miếng thịt nướng tỏa lên từ chiếc vỉ bốc khói với nụ cười thân thiện của cô chủ hàng, tất cả sẽ khiến bạn cảm thấy đói cồn cào ngay lập tức đấy”. Để kết thúc cho câu chuyện về cơm tấm Sài Gòn, Robyn đã đem đến cho tất cả mọi người, kể cả chính những người Việt Nam chúng mình, một không gian, một cảm nhận sâu sắc không chỉ về cơm tấm mà còn là về một góc Sài Thành rất riêng của chúng ta nữa. “Tôi đã ngồi nơi đây để thưởng thức một đĩa cơm tấm nơi con hẻm nhỏ với những tiếng leng keng của chuông xe ba gác, tiếng còi vọng từ xa của những chiếc xe gắn máy, giữa những cái gật đầu và nụ cười đầy thiện cảm của người bán hàng, cùng một ly café sữa đá rất rẻ. Đối với tôi, những điều thú vị đó đã đan kết vào với nhau trở thành một bữa ăn hoàn hảo đến tuyệt vời. Vì thế, đó chính là lý do vì sao tôi vẫn nói “đường phố mới chính là nơi để chúng ta thật sự được ăn”.

Bánh mì Sài Gòn (1)

Robyn đã từng ăn bánh mì ốp la ở Sài Gòn vào năm 2005, nhưng suất bánh mì mà cô được phục vụ lại là trứng được đánh tan và chiên vàng như bình thường thế nên Robyn không có mấy ấn tượng. Đến sau này, khi có dịp quay trở lại Sài Gòn một lần nữa, Robyn được giới thiệu đến một quán nhỏ trên vỉa hè, bên ngoài con hẻm của quận 3. Đó là một hàng ăn nhỏ ngay phía bên ngoài nơi họ ở, hàng quán rất đơn giản chỉ là vài chiếc bàn với vài chiếc ghế nhựa xếp trên vỉa hè. Và tại đây, họ mới có được suất bánh mì ốp la đích thực với trứng ốp la còn nguyên lòng đào…
Nếu để ý kĩ, các bạn sẽ thấy, với hầu hết những vị khách nước ngoài, họ không chỉ thưởng thức các món ăn mà với những món họ thích, họ sẽ tìm hiểu rất kĩ. Đây là đặc điểm rất đáng để tụi mình học tập nhỉ? Và với trường hợp của Robyn cũng vậy, không chỉ yêu thích bánh mì ốp la mà cô còn có vẻ như rất am hiểu về tiệm bánh mì này, theo như cô nói thì chủ của tiệm bánh này là người gốc Hà Nội, di cư vào Sài Gòn từ rất lâu rồi đấy các bạn ạ. Tại đó, “họ vẫn làm mọi thứ theo công thức cũ, có nghĩa là một suất ốp la sẽ gồm: bánh mì, trứng ốp la, mayonnaise, pate và nhiều xúc xích được họ tự làm. Thêm vào đó, bánh mì ở đây, luôn được giữ cho nóng giòn trong một lò than củi”.

Và chắc hẳn trong mỗi chúng ta, bánh mì ốp la thì quá quen thuộc rồi đúng không? Nó quen thuộc đến mức mà nhiều khi tụi mình còn lãng quên nữa cơ. Thế nhưng, khi qua ống kính của Eating Asia, món ăn bình dân đấy lại trở nên ngon mắt lạ thường. Và hãy nghe Robyn miêu tả về món bánh mì của cô ấy này: “Chúng tôi ngạc nhiên bởi sự hoàn hảo của quả trứng với mặt dưới giòn nhẹ, phần lòng trắng hơi chín vừa và lòng đỏ thì chảy ra đủ để bao lấy miếng xúc xích của tôi” Thật quá hấp dẫn… “Từng miếng bánh mì được chấm với lòng đỏ trứng cùng một ớt pate đậm vị cộng thêm chút xíu mayonnaise mịn, nhẹ... đưa lên miệng… tất cả hòa quyện vào nhau… ngon đến nỗi mà tôi có thể chết đi và đi đến thiên đường”. Một cách miêu tả quá ư dễ thương nhỉ? Mà không chỉ có thế, Robyn còn cho rằng: “bắt đầu ngày mới với pate chắc chắn là cách tốt đẹp để bắt đầu một năm mới”. Bởi cô đã ăn món bánh mì ốp la này cho bữa sáng vào chính ngày sinh nhật của mình đấy các bạn ạ. Có vẻ như Robyn đã thực sự bị “chinh phục” bởi món bánh mì ốp la của Sài Gòn rồi!

bánh mì Sài Gòn (2)

Teens Sài Thành luôn được “tự hào” về sự đa dạng của các loại bánh mỳ nơi đây nhưng không phải bất cứ ai đến với thành phố đều khám phá ra được điều thú vị đó ngay đâu nhé! “Thật kỳ lạ khi đặt chân đến một đất nước khác, những thứ mà dường như mọi ngóc ngách đều có sự hiện diện của nó lại luôn là điều mà bạn bỏ qua. Đối với tôi, bánh mỳ thịt nướng chính là điều “sơ suất” ấy. Tôi đã sống ở Sài Gòn một thời gian khá dài nhưng phải đến lần thứ hai quay lại đây vào tháng 8, tôi mới được thưởng thức món ăn này để rồi ngỡ ngàng trước sự xuất hiện dày đặc của nó trên khắp các con phố mà tôi đã đi qua.” Như lần trước đã giới thiệu, Robyn đã dành nhiều năm ở châu Á để tìm hiểu những nét văn hóa của nơi đây thông qua việc khám phá những đặc điểm riêng của nền ẩm thực mỗi nơi. Vì thế, chẳng ai thấy ngạc nhiên khi một người đến từ nước phát triển như cô í lại lựa chọn một địa điểm thưởng thức món ăn rất Việt NamMột trong những nơi mà tôi yêu thích nhất Sài Gòn nằm giản dị với một tấm bảng hiệu đơn giản, những chiếc bàn được trải dọc con phố với những chiếc ghế có kích thước như dành cho trẻ em, nó giống như những hàng café đá mà bạn có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Tôi đã ngồi đó để tận hưởng hết chiếc bánh mỳ của riêng mình.”

Ổn định với chỗ ngồi, Robyn yên tâm để thưởng thức bánh mỳ Sài ThànhBánh mỳ ở nơi đây có đến hai loại độc lập với một cái bếp nướng bằng than. Người phụ nữ bán hàng tỏ ra hết sức thành thạo trong công việc của mình với bàn tay thoăn thoắt. Bỏ qua loại bánh mỳ với những viên thịt có hình như trái gôn với thứ nước đỏ tươi bên trong nó (có thể là do nước của thịt chảy ra khá nhiều), chúng tôi lựa chọn chiếc bánh mỳ với chả thịt heo, thịt heo thái sợi và một thứ gần giống như là thứ bánh Frittata vậy (đây là một loại bánh trứng tráng kiểu Ý đấy các ấy ạ!). Thêm một chút màu đỏ của ớt, thông thường còn có thêm cả củ cải, rau và dưa chuột nữa, thêm cả một ít nước mắm và sốt xì dầu, vậy là chúng tôi có thể sẵn sàng rời đi vui vẻ để nhường chỗ cho người khác!”.

Không chỉ có teens Sài Thành mà còn rất nhiều bạn ở khắp Việt Nam đều bị món bánh mỳ chả này quyến rũ, riêng Robyn, “đánh chén” xong, cô bạn đã đưa ra những cảm nhận của riêng mình cho món ăn như thế này: “Chiếc bánh mỳ đã cho tôi một ấn tượng khá là đáng nhớ với mùi vị của thịt nướng sém cạnh (thứ mà tôi nhất định sẽ phải gọi thêm nhiều nữa cho chiếc bánh mỳ của mình) cộng thêm mùi vị của trứng tráng tạo thành một sự tương phản dễ chịu. Và chắc chắn tôi cũng không bỏ lỡ sốt thịt nướng ở đây. Nhờ vậy mà giờ tôi đã hiểu vì sao bánh mỳ nơi đây lại chiếm được “cảm tình” của nhiều người đến thế bởi chính tôi cũng đã có chút ít bị hấp dẫn bởi những viên thịt ngay cả khi có nước sốt hay không.”

Một trong những điểm hấp dẫn khác mà Eating Asia luôn thu hút được nhiều người xem đó là bởi trong mỗi bài viết của mình, Robyn luôn chia sẻ cùng mọi người những cảm nhận sâu sắc không chỉ với món ăn mà cô thưởng thức mà cả với cuộc sống đang diễn ra nơi đó “Một trong những điều khiến cho chiếc bánh mỳ càng trở nên hấp dẫn đối với tôi đó chính là khi đứng ở quầy bánh, tôi có cơ hội để nhìn ngắm những điều bình dị đang diễn ra xung quanh mình: những đứa trẻ tung tăng trên con đường đến trường, những người phụ nữ với chiếc làn nặng trĩu đang trở về từ phiên chợ sáng, những câu chuyện bên ly café của những người đứng tuổi, một người cha vội vã lấy cho con trai mình một đĩa cơm thịt nướng…”

Ngoài cửa hàng yêu thích của mình, vài ngày sau đó, Robyn và người bạn của mình còn thử nghiệm một món ăn thú vị khác: “bánh mỳ chay”. Chiếc bánh mỳ với đầy đủ những thứ như xúc xích, pate, thịt nướng 100% giả được làm khéo léo đầy hấp dẫn nhưng với Robyn thì “Cho dù vẫn giữ vẻ ngoài bắt mắt nhưng thực sự, chiếc bánh mỳ “không thịt” vẫn chẳng thể làm cho chúng tôi thỏa mãn. Có thể chiếc bánh mỳ này được đánh giá cao trong thế giới đồ chay của chúng với đầy đủ những thứ kèm theo như dưa chuột, cà rốt…nhưng bất kể thế nào, không gì có thể thay thế được với thịt nướng ngay cả khi đó là một miếng pate gan thật dày đi nữa.”

Không được “nổi tiếng” như nhiều món ăn khác để được coi là món ăn truyền thống của người Việt nhưng những chiếc bánh mỳ đến từ vùng đất phương Nam đã hấp dẫn không ít những người bạn nước ngoài của chúng ta đấy nhé! Một điều thú vị nữa là chính bởi những khám phá này của Robyn mà một food blogger khác – Mr.Graham đã tìm đến với chúng ta để thưởng thức mà những dòng kí sự về chuyến du hành đấy chúng mình đã được khám phá từ nhiều kì trước rồi đấy. Tự hào quá phải hem nào các bạn?

Mì thập cẩm cho sĩ tử

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:





- 300gr mì sợi
- Đậu phụ chiên
- Hạt ngô ngọt
- Thịt xá xíu (hay thịt heo quay)
- Giá đỗ
- Hành lá, rau mùi (ngò)
- Lá rong biển
- Măng tây (hoặc rau cải nguyên cây)
Đến phần hành động này: >:D<


Bước 1:
- Đun sôi nước và cho mì vào luộc chín nha! Dùng mì trứng cũng được đấy!



Bước 2:
- Để chuẩn bị nước dùng, ta lấy ngô ngọt và đậu chiên để đun lấy nước nghen.

Bước 3:
- Vớt mì ra bát. Cho thêm lá cải, đậu, giá đỗ lên trên.



Bước 4:
- Thêm một ít lá rong biển và thịt xá xíu nữa nè.


Bước 5:
- Chan nước dùng lên, nhớ thêm vào một ít ngô ngọt, hành lá và rau mùi để ăn cùng nữa nào!


Nước dùng ngọt mà không béo nha!
Có vẻ hợp cho những ngày nóng nhỉ?

Đậu phụ xào

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:





- Đậu phụ
- Ớt ngọt (càng nhiều màu càng tốt)
- Mộc nhĩ (nấm mèo)
- Dầu hào, xì dầu
Đến phần hành động này:



Bước 1:

- Thái nhỏ ớt thành những miếng vừa ăn này.

Dùng thêm cà chua nữa thì món ăn sẽ ngon hơn đấy!



Bước 2:

- Với mọc nhĩ, các bạn cần ngâm mềm trước rồi mới thái nhỏ nhé!



Bước 3:

- Giờ thì cắt đậu thành những miếng cỡ như bao diêm.



Bước 4:

- Tiếp theo là chiên cho đậu chín vàng hai mặt.


Bước 5:

- Xào qua ớt ngọt, mọc nhĩ với một chút dầu hào và xì dầu nè.


- Đến khi ớt gần chín thì cho đậu vào xào cùng nghen.

Thật đơn giản đúng hem?


Mà món ăn lại đẹp nữa chứ!
Vào bếp ngay thui!

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Just say it proudly and loudly: F*CK YOU!!

(TNTT>) Nhân loại không mấy người không chửi mắng hoặc bị chửi mắng. Chửi mắng, rủa sả là thứ ngôn ngữ không thiếu trong cuộc sống, trong văn chương của mọi dân tộc. Vấn đề là xác định được ranh giới giữa văn hoá và phi văn hoá trong chửi mắng. TNTT> mở chuyên đề thú vị này để cùng bạn đọc đàm luận và tranh cãi.

Chửi là la mắng, là nói những lời thô tục, cay độc để làm nhục người khác”, đó là theo từ điển tiếng Việt thông dụng. Cá nhân tôi cho rằng đôi khi cũng cần phải diễn đạt ngôn từ một cách mạnh mẽ, biểu cảm – đôi khi cũng cần phải chửi. Và rõ ràng khi không có đòn để đỡ, khi phải cam chịu ẩn nhẫn, khi yếu thế không làm được gì đối thủ, người ta có thể phải chửi. Chửi cho bõ tức. Chửi là cần thiết, vấn đề là chửi cũng cần có văn hoá, làm cho đối phương thấy nhục cũng phải có văn hoá.

Nhiều người tự hào rằng ở Việt Nam có hẳn một cái gọi là văn hoá chửi – có nghĩa là người Việt chửi có vần có vè, có ve có vẩy; chửi có bài bản, lớp lang. Nếu văn hoá được định nghĩa như là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử hay lối sống, cách ứng xử có trình độ cao thì quả thật chửi cũng là một nét văn hoá.

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”. Ở đây cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”: chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào; chửi thường nhắm đích danh người nào đó và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý.

Văn hoá chửi mắng Trong quân đội xưa còn có một loại quân đặc biệt chuyên chửi mắng, đó là các "mạ thủ". Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đích thân dùng thứ vũ khí này, ông đã dùng lời đanh đá cay độc mắng chết Tư Đồ Vương Lãng ngay tại trận.
Văn hoá chửi mắng
Ngày xưa, chửi được coi là vũ khí của người nghèo bất khuất, người yếu bất khuất. Những kẻ thống trị có đầy đủ vũ khí, sức mạnh, còn những người bị trị luôn bị tước đoạt đến trần trụi cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng không phải vì thế mà kẻ bị trị chịu yên, họ biết dùng đến vũ khí độc tôn của mình để chống lại những cái trái với luân thường, trái với pháp luật, trái đạo đức. Mà đúng là “chửi” là vũ khí độc tôn của kẻ nghèo, khi trời dường như phú cho họ cơ quan phát thanh rất tốt, có thể vang khắp xóm cùng quê, có thể chửi từ giờ này sang giờ khác. Chửi, với các bài chửi điển hình như bài “Chửi đứa bắt gà” kéo dài hàng giờ, hàng ngày, dù kẻ bắt gà chắc gì đã mang gà ra trả, nhưng cái việc chửi vẫn phải được tiến hành, trước tiên để bõ tức, để giải toả tâm lý, sau đó là để phòng ngừa, để đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý. Có lẽ, đây cũng là một biểu hiện văn hoá trong cái sự chửi.

Thật ra thì văn hoá chửi cũng không phải là đặc sản quá độc đáo của người Việt. Bộ sử thi tiểu thuyết hoành tráng Tam quốc chí đã kể rất kỹ về chuyện khi dàn trận đánh nhau các bên rất hay sử dụng một loại quân khá đặc biệt, đấy là những "mạ thủ". "Mạ thủ" thường chọn những người giọng tốt, ngữ điệu chắc chắn phải cong cớn, đứng ngay ở hàng đầu gào to những lời xỉ mắng đối phương. Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Thục đã từng đích thân đanh đá mắng chết Tư đồ Vương Lãng của nhà Nguỵ. Ở Ukraine hiện tại có cả cuộc thi chửi được tổ chức hàng năm có mục đích để thanh niên làm quen với văn hoá chửi của dân tộc và nâng cao tình yêu nước. Cuộc thi chửi được tiến hành theo hình thức hai người bước ra sàn đấu, lần lượt chửi nhau và bất cứ ai muốn đều có thể tham gia. Người dự thi có thể trích dẫn những câu nói từ văn học cổ Ukraine bao hàm các câu chửi rủa đậm màu sắc dân tộc. Người thắng cuộc là người có vốn từ vựng phong phú.

Cách chửi thay đổi rất nhiều, tuỳ theo vùng miền văn hoá. Ngay cả ở Việt Nam, người Bắc có cách chửi khác người Trung, người Trung chửi khác người Nam. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều khi người ta quá lạm dụng "nghệ thuật" chửi, công cụ chửi, người ta chửi chỉ cốt để chứng tỏ mình chửi giỏi, người ta nói mát, nói mỉa, nói xéo người khác dù người đó chẳng làm gì mình – chỉ cốt để sướng miệng mà không hề nghĩ đến tác dụng độc địa của “lời nói-đọi máu”. Bàn về văn hoá chửi sẽ luôn là một đề tài thú vị và chắc hẳn cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.

Nguyễn Quang Lập (nhà văn)

Văn hoá chửi mắng
"Tôi thấy ở xứ mình vẫn chưa có văn hoá chửi thật sự. Chửi ở đây là chửi một cách văn minh, không phải là dùng những từ ngữ thô tục, kém văn hoá để chứi bới nhau, mà là sử dụng lý lẽ sắc bén để nói lên sự thật. Điều này thì cũng tồn tại ở nước ta lâu rồi, các cụ nhà văn nhà thơ nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình rất hay đó chứ. Tôi nhớ ngày bé được nghe các bà ngoài hàng chợ Bắc chửi cũng rất thích, vì họ chửi nghe đúng, sâu và sắc bén lắm. Các nhà văn của ta bây giờ cũng chưa lưu tâm đến chuyện này, thường thì bất bình chuyện gì thì lên tiếng chửi vậy thôi, tuỳ hứng, dẫn đến người bị chửi cũng không thấy thuyết phục...".

Lê Minh Quốc (nhà thơ)

Văn hoá chửi mắng
"Dân tộc Việt Nam vốn nhiều chữ, giàu chữ, thâm thuý nên khi ghét, giận, tức ai đó đều có thể chửi một cách có vần có vè, và đầy “hoa mỹ”, ví như cái chửi bà già mất gà của xứ Bắc hoặc cách chửi của người Huế. Nhưng bản thân tôi nghĩ không nên khen ngợi cách chửi này. Với tôi, một bó lý không bằng một tí tình, khi chửi người ta tức là mình đã dùng lý rồi. Tôi thích những cách chửi như kiểu của Hồ Xuân Hương hơn".

Chửi trong văn học

"Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi … bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này…

Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia, mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột ra... ".

(Đoạn chửi của bà già mất gà, trích Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan)

Trong Daghextan của tôi, nhà thơ Nga Raxun Gamzatop đã dành hẳn một chương có tên Ngôn ngữ để nói về chuyện chửi rủa ở những làng quê Daghextan. Ông viết “Mỗi làng quê đều có riêng những lời chửi rủa. Có lời rủa trói tay anh bằng những sợi dây vô hình; có lời rủa đẩy anh vào quan tài; có lời rủa làm mắt anh rơi vào đĩa canh đang húp, có lời rủa làm mắt anh lăn xuống khe sâu qua những tảng đá lởm chởm”. Dưới đây là một vài lời chửi rủa mà ông ghi lại:

- Cầu trời nó bắt đi cái người biết dạy con mày học nói! Cầu trời nó bắt của con mày đi cái người mà con mày có thể dạy nói!

- Cầu cho lưỡi mày khô đi, cho mày quên tên người yêu, cho người mày có việc cần gặp không hiểu lời mày nói. Cầu cho mày quên lời chào làng quê khi mày đi xa trở về, cầu cho gió lùa vào miệng mày khi mày rụng hết răng…

Phan An


2 Con cá

[Cọp từ hội những người cung Song Ngư (Pisces)]
Nhận biết song ngư
Chiêm tinh học xếp Song Ngư (Pisces - Con Cá, 19/2-20/3) là cung cuối cùng, thứ 12 của chu kỳ Hoàng đạo. Nếu như Dương Cưu, cung mở đầu, biểu trưng cho sự sống, thì Song Ngư biểu trưng cho cái chết và sự đi vào cõi vĩnh hằng.
Người cung song ngư có khả năng xem xét bản thân dường như đứng từ ngoài nhìn vào; cùng lúc thấy được hôm qua, hôm nay và cả ngày mai.
Trong số những người chịu sự quản chiếu của sao Hải vương, hiếm có ai chạy theo danh vọng, quyền lực hoặc giàu sang. Không phải họ thờ ơ với những thứ đó. Nhưng họ không bao giờ chủ động săn đuổi chúng. Nếu Song Ngư nào có những thứ nói trên, thì nhiều khả năng là nhờ thừa kế hoặc có được do hôn nhân. Khẩu hiệu của Song Ngư là: “Tôi không muốn làm triệu phú, tôi chỉ muốn sống như triệu phú”. Trái tim của một Song Ngư điển hình không vương vấn tham vọng và thói hám của, bởi vì người đó hiểu rõ hơn ai khác rằng những thứ đó nhất thời như thế nào.
Dựa vào khả năng trực giác bẩm sinh, Con Cá không có một chút kiên trì bền bỉ nào, cứ thủng thẳng bơi theo dòng nước, bằng lòng với những gì mà cuộc sống tự nhiên mang đến. Rất ít Song Ngư có khả năng đấu tranh với hoàn cảnh, vượt qua lực cản của dòng chảy, nhưng chính những người hiếm hoi đó sẽ đạt được sự hài hoà và hạnh phúc lớn lao.
Con Cá thích uống nhiều, đủ các loại: nước đá, nước quả, cà phê, trà, soda... Trong số những người nghiện rượu, nhiều nhất là người sinh cuối tháng hai - nửa đầu tháng ba.
Con Cá sinh ra với mong muốn nhìn đời bằng cặp kính màu hồng. Thậm chí khi đã hiểu thế giới xung quanh nghiệt ngã như thế nào, nó vẫn chẳng chịu rút ra kết luận, chỉ lặn sâu hơn xuống đáy nước mát lành, nơi cảnh đẹp thật thần tiên. Các tài liệu chiêm tinh học ghi nhận rằng tính cách như vậy là điển hình cho cung Song Ngư.
Nhà văn Song Ngư có thể năm này qua năm khác ngồi quán cà phê, bên những ly nước bất tận, kể rằng mình đang bận tâm tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Hoạ sĩ Song Ngư có thể từ sáng đến tối ngồi ghế công viên tựa hồ khảo cứu thiên nhiên để chuẩn bị cho ra đời một tác phẩm bất hủ mới, trong khi đó phông và bút vẽ đã từ lâu bụi bặm bám đầy.
Biểu tượng Song Ngư – hai con cá ngược chiều nhau - thường bị cắt nghĩa sai. Nhiều người cho rằng nó thể hiện tính lưỡng lự, mong muốn nước đôi. Nhưng đa nhân cách không phải là thuộc tính của Hải vương tinh (đừng lẫn với Song Sinh). Thực ra, biểu tượng Song Ngư tượng trưng cho hai hướng đi: bơi lên thượng nguồn để vươn tới những thành công, hoặc buông xuôi để trôi nổi chẳng về đâu. Lựa chọn nào là hoàn toàn tuỳ thuộc bản thân Con Cá, vốn thiên bẩm là những người nhiều tài năng. Một ví dụ Con Cá vượt ngược dòng là Albert Einstein, người phát minh ra Thuyết Tương đối.
Song Ngư có ảo tưởng là sẽ sống lâu mãi mãi, do vậy họ chẳng hề quan tâm đến sức khoẻ. Điều đó thật sai lầm, bởi vì chính trong bình diện sức khoẻ họ không được thiên nhiên biệt đãi. Những trẻ sơ sinh yếu nhất và những trẻ con hay ốm đau nhất là Song Ngư. Chúng biếng ăn, bất an, và do thiếu giấc ngủ ngon, chúng hay ngái ngủ. Con Cá hay bị rối loạn tiêu hoá, gan không phải là rất tốt, phổi là một chỗ yếu. Họ dễ bị cảm cúm, viêm phế quản.
Vũ khí mạnh nhất của Song Ngư là tính hài ước. Nhờ nó, họ có thể che giấu những cảm xúc mà họ không muốn lộ cho người ngoài, và có thể biểu hiện thái độ thực sự của mình đối với điều gì mà không muốn diễn đạt công khai.
Song Ngư đầy tính thương người và luôn sẵn lòng giúp đỡ kẻ gặp nạn. Trong tình thương và thiện cảm của mình, Song Ngư không phân biệt những ai thực sự xứng đáng và những kẻ hoàn toàn không xứng đáng với điều đó. Họ giúp đỡ tất cả. Khi nào bạn không có ai để cầu xin, hãy tìm đến Song Ngư. Người đó sẽ không lên lớp, không trách cứ và càng không nhìn bạn bằng ánh mắt khinh rẻ. Người đó sẽ tìm cách hiểu bạn và giúp đỡ hết khả năng của mình. Chính vì vậy cung Song Ngư có nhiều nhà truyền giáo.
Tính cách đầy ảo tưởng của Song Ngư không phù hợp với một kim loại nào. Bù lại, có thể nhìn thấy hình ảnh của Song Ngư trong hai loại đá quý: amethyst tím và emerald màu lục trong. Hoa sen dịu dàng tượng trưng cho họ.
Sống trong vùng nước sâu, chỉ thi thoảng nổi lên bề mặt, Con Cá có một cuộc sống riêng biệt, đầy những trải nghiệm cô đơn mà không phải lúc nào cũng chia sẻ được cho người khác. Nếu muốn làm bạn của Song Ngư, bạn buộc phải học cách hiểu được điều gì ẩn sau những lời nói tưởng như thờ ơ của người này.
Giải mã song ngư
“Tôi hiểu…” là câu thường gặp ở người cung này. Khá dễ tính và thích ứng nhanh với môi trường, Song Ngư có thể giao tiếp được với rất nhiều mẫu khác nhau. Họ biết cách nhún nhường trong những trường hợp cần thiết và cũng biết cảm thông cho những hoàn cảnh khó hơn mình. Người cung này thường mang lại không khí dễ chịu cho những người xung quanh. Nhưng người thuộc cung cuối cùng của vòng hoàng đạo không có khả năng lãnh đạo.
Song Ngư thích có nhiều thời gian để ngủ, thích sự lãng mạn và nghe nhạc một mình. Người cung này cũng thích sự tế nhị, nhẹ nhàng, không thích nói to.
Song Ngư ghét nhất là mẫu người luôn tỏ ra biết mọi điều. Nếu muốn chỉ lỗi sai cho Song Ngư, người khác cũng cần nhẹ nhàng và biết cách. Nếu không sẽ làm họ tự ái.
Gia đình và bạn bè
Song Ngư là những người bạn rất tuyệt vời. Trên thực tế, họ thường coi nhu cầu và ước muốn của những người họ coi là bạn giống như của chính họ. Trung thành, tận tâm và nhiệt huyết, người cung này sẵn sàng làm mọi điều trong khả năng để giúp bạn bè và người thân. Họ cũng rất ít khi hứa trước khi làm.
Người cung Song Ngư nói khá nhiều và không ngần ngại thể hiện cảm xúc và những gì họ nghĩ. Hoàn toàn không lấy gì làm ngạc nhiên khi Song Ngư viết thơ tặng người mà họ yêu quý hoặc mua món quà tặng có ý nghĩa và mang lại niềm vui cho người khác. Họ cũng mong muốn người khác sẽ thể hiện tình cảm theo cách của họ. Với Song Ngư, giao tiếp được với người mà họ quý mến là điều hết sức quan trọng.
Tiền bạc và sự nghiệp
Trực giác và khá hoài bão, Song Ngư phù hợp nhất với các nghề như luật sư, kiến trúc sư, bác sĩ, nhạc sĩ và nhà thiết kế game. Câu nói người cung này hay sử dụng nhất đó là “Tôi tin rằng…”Song Ngư muốn tạo ra sự khác biệt trong cách ứng xử của họ với người thân. Không phải để khoe trương mà xuất phát tự đáy lòng. Họ rất nhân hậu và luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm, đặc biệt là với cha mẹ. Nhạy cảm, chăm chỉ, tận tâm và đáng tin cậy, Song Ngư sẽ đi đến tận cùng của vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, đây là mẫu người có khả năng giải quyết vấn đề rất tốt.
Đa số người Song Ngư không tiêu tiền theo kiểu vung tay quá trán. Họ thường dành số tiền kiếm được cho người thân mà ít khi lo cho bản thân mình. Điều này có nghĩa là họ rất hào phóng với người thân nhưng lại tiết kiệm các chi tiêu cho riêng mình. Nhưng đảm bảo, khi có việc cần, họ luôn chuẩn bị đầy đủ tiền.
Tình yêu
Trong tình yêu, Song Ngư nồng thắm, dịu dàng, hết mình và thường cho nhiều hơn nhận. Khi đã yêu, Song Ngư luôn có ý tưởng gắn bó với con người đó đến trọn đời và mong muốn mang lại niềm hạnh phúc cho cả những người thân của người bạn đời. Họ rất thích tặng quà và muốn cả thế giới biết rằng người yêu hoặc người bạn đời có vai trò quan trọng với Song Ngư như thế nào.
Sức khỏe: Chân là bộ phận dễ bị thương nhất trên cơ thể Song Ngư.
Chòm sao: Song Ngư được chòm sao Hải Vương bảo vệ. Chòm sao này được coi là biểu tượng của những giấc mơ, sự ảo tưởng, âm nhạc, sự bí ẩn và yêu thơ ca.
Cung hợp với Song Ngư là Cự Giải và Bò Cạp
Cung khắc với Song Ngư là Xử Nữ.
Màu sắc: Màu hợp với Song Ngư nhất là màu xanh nước biển.
Đá quý: Loại đá mang lại may mắn cho Song Ngư là đá hình mặt trăng.
Con số may mắn: số 1, 3, 4 và số 9.
Món quà yêu thích: Song Ngư thích nhận các món quà có liên quan đến âm nhạc hoặc thơ ca.
Danh nhân sinh cung Song Ngư: Michael Bolton, Michelangelo Buonarroti, Enrico Caruso, Coco Chanel, Frédéric Chopin, Albert Einstein, Mikhail Gorbachev, Victor Hugo, Modest Mussorgsky, Marius Petipa, Auguste Renoir, Nicolai Rimsky-Korsakov, Gioacchino Rossini, Trịnh Công Sơn, John Steinback, Elizabeth Taylor, George Washington, Bruce Willis…

Phụ nữ cung song ngư
Không cần nghe những tiên đoán chiêm tinh, nhiều người cũng đã biết đàn bà Song Ngư có duyên thầm như thế nào. Dĩ nhiên có những nhược điểm, nhưng nhìn chung nàng chính là loại người tình lý tưởng mà đàn ông mơ ước.
Thậm chí trong thời đại ngày nay, khi phần đông phụ nữ sống tự chủ, khoáng đạt, giá trị của nàng không hề suy giảm mà còn tăng lên. Người vợ Song Ngư không bao giờ có ý định thể hiện vượt trội chồng hoặc làm điều gì đó ít nhiều động chạm sĩ diện đàn ông. Nàng vui lòng để chàng chăm sóc: kéo ghế cho nàng ngồi, giúp khoác áo choàng, dắt hộ xe vào nhà… Nàng lắng nghe tất cả những gì chàng muốn nói. Đáp lại, nàng chỉ mong ước một điều - hãy chăm sóc nàng và bảo vệ nàng trước mọi điều có thể xảy ra trên đời này. Nàng sung sướng dựa vào tay chàng, và vui mừng nói cho chàng biết rằng chính cánh tay này nàng đã mong đợi suốt cuộc đời. Chẳng lẽ bạn không cho rằng lời thổ lộ như thế có thể làm mát lòng bất kỳ đấng mày râu nào? Vậy nên không đáng ngạc nhiên khi thấy người đàn bà Song Ngư được đàn ông yêu chuộng. Bên nàng, chàng cảm thấy dễ chịu, bình yên, vui vẻ, như trên cõi thiên thai.
Song Ngư đầy nữ tính, mềm mại, dễ chịu, khiến đàn ông cứ sà vào họ như những con ong quanh khóm hoa. Chỉ cần trao đổi vài câu với nàng, người đàn ông đã cảm thấy thư giãn, trút bỏ gánh nặng của những khó khăn và lo toan. Chuyện trò với nàng thường gợi cho bạn liên tưởng về một bếp lửa hồng ấm cúng trong đêm đông. Song Ngư cho bạn thấy rõ rằng nàng sẽ không bao giờ gây sức ép với bạn, đòi hỏi cái này cái khác, và không bao giờ quở trách.
Tuy nhiên không nên hiểu lời nói của nàng một cách thẳng tuột theo nghĩa đen. Bạn ngạc nhiên ư? Như thế cũng phải. Không nên tin nàng trong mọi lúc một cách mù quáng. Đàn bà Song Ngư khó nắm bắt, thậm chí có lúc nàng như một ảo ảnh, nhất là khi nàng cảm hóa bạn và có thể điều khiển được bạn theo ý thích.
Nàng như thể không phải là tạo hoá của trần giới, luôn khó khăn chịu đựng những chật vật trong cuộc đời nhọc nhằn của chúng ta. Dịu dàng, thơ ngây, yếu đuối - đó là những gì nàng thích thể hiện trước con mắt mọi người xung quanh.
Tâm trạng của nàng đổi thay nhanh hơn những đám mây trong mùa mưa. Song Ngư vô cùng đa sầu đa cảm, nàng có thể khóc thổn thức hàng giờ liền. Hơn nữa, khi đó nàng sẽ nhìn bạn với ánh mắt đầy trách móc, như thể bạn vừa đập chết một chú thỏ non vô tội ngay trước mặt nàng. Người đàn bà Song Ngư thích tạo ấn tượng là người hoàn toàn yếu đuối và bởi thế rơi vào tình trạng tinh thần suy sụp. Bạn cần thuyết phục nàng thoát khỏi quan niệm sai lầm đó và biết cách khắc phục sự bi quan, thiếu tự tin.
Song Ngư dành cho con cái toàn bộ trái tim mình, ngoại trừ một mẩu nhỏ thuộc về bạn. Nàng sẽ yêu nhất đứa con yếu đuối nhất, hay đau ốm nhất và không xinh đẹp bằng những đứa khác. Người đàn bà này vì con có thể hy sinh tất cả trên đời. Nhưng do bản tính quá mềm mỏng và nhu mì, nàng không có đủ khả năng rèn giũa chúng thành những người mạnh mẽ, cứng rắn và có ý thức kỷ luật.
Người vợ Song Ngư sẵn lòng nhường chồng quyền đảm bảo cuộc sống vật chất cho nàng, không thích can thiệp vào các vấn đề tài chính. Nàng đã phải lo cho bản thân trước khi gặp bạn như thế là đủ rồi. Tuy nhiên nếu hoàn cảnh kinh tế không được thuận lợi, nàng (không phải là không vui lòng) sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn tài chính. Điều đó không có nghĩa là nàng sẽ lại đi làm lam lũ kiếm tiền. Đơn giản là nàng sẽ cố gắng cắt giảm khẩu vị của mình, ví dụ, thay vì dùng champagne trong bữa tối nàng sẽ uống nước táo.
Bạn cần luôn luôn ghi nhớ sinh nhật của nàng, ngày cưới, ngày ăn hỏi của các bạn, và tất cả những ngày khác mà đối với nàng là quan trọng. Nếu không nàng sẽ giận bạn đến muốn chết. Bạn cần biết rằng, kể cả khi bạn đã chung sống với nàng tới 3 thập kỷ và nuôi dạy những 4 đứa con khôn lớn, tự đáy tâm hồn nàng vẫn mãi là cô bé ngây thơ, dịu dàng, dễ thương mà ngày nào xa xưa đã chinh phục bạn.