Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Nấu mì ăn liền đúng cách

Thưa qúy bạn, ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"

Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.

Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.

Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:

1 - Luộc mì trong nồi nước sôi.
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm

Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Dưới đây là 4 câu hỏi các cơ quan tuyển dụng đẳng cấp thế giới sử dụng để đánh giá khả năng của các ứng cử viên:

Câu hỏi 1: Làm thế nào để bạn nhét một con hươu cao cổ vào tủ lạnh?

Câu trả lời đúng: Mở tủ lạnh, đặt hươu cao cổ vào, đóng tủ.

-> Câu hỏi này cho phép bạn tìm hiểu xem người đó có xu hướng tìm kiếm những giải pháp quá phức tạp cho các vấn đề đơn giản hay không.

Câu hỏi 2: Làm thế nào để bạn đặt một con voi vào tủ lạnh?

Câu trả lời sai: Mở tủ lạnh, đặt trong voi, đóng cửa.
Câu trả lời đúng: Mở tủ lạnh, lấy ra con hươu cao cổ ra đã rồi đặt trong voi vào, đóng cửa tủ.

-> Câu hỏi này để xem người đó có tính cả hành động trước đó không.

Câu hỏi 3: Chúa sơn lâm triệu tập tất cả các động vật đến hội họp. Tất cả các loài động vật đều có mặt, ngoại trừ một con. Đó là con nào?

Câu trả lời đúng: Đó là con voi. Nó đang trong tủ lạnh, nhớ không?

-> Câu hỏi này kiểm tra trí nhớ của người đó.

OK. Ngay cả khi ứng cử viên không thể trả lời chính xác ba câu hỏi trước, hãy cho người đó 1 cơ hội:

Câu hỏi 4: Bạn cần phải lội qua một con sông tuy không sâu như khá rộng và không có cầu, mà đó là con sông nổi tiếng nhiều cá sấu đói ăn. Làm thế nào bạn có thể qua được?

Câu trả lời đúng: Cứ lội qua đê. Cá sấu với tất cả các loài động vật trừ anh voi đang tụ tập cùng con sư tử mà.

-> Câu hỏi này cho phép bạn tìm hiểu xem người đó có thể rút kinh nghiệm gì từ những sai sót của mình.

XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân tai biến mạch máu não có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng khi những người chung quanh không phát hiện ra kịp thời các triệu chứng cuả tai biến mạch máu não.

Thực ra, bất cứ ai cũng có thể nhận diện không khó khăn gì tai biến mạch máu não nhờ vào cụm từ:

C. N. G.
C :Là Yêu cầu người đó Cười
N :Là Yêu cầu người đó Nói
G :Là Yêu cầu người đó Giơ tay lên

Nếu nạn nhân bị trở ngại về một trong những điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu tức thời.

Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về tai biến mạch máu não là lưỡi của nạn nhân bị cong, hoặc bị ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng của tai biến mạch máu não.

Street Singer T T:
Mình cũng có 1 chút hiểu biết về y & mình thấy những điều ad trình bày trong note rất đúng. Mình xin phép dc giả thích nguồn gốc các biểu hiện trên:
- Liệt nửa người: do tổn thương vùng vận độnng của vỏ não phía đối diện.
- Nói khó: tổn thương vùng vận động ngôn ngữ ở vỏ não. Nói khó có 2 loại: tổn thương vùng Broca - hiểu mà ko nói dc & tổn thương vùng Wercknic - nói mà ko hiểu đang nói gì
- Nhức đầu dữ dội: do xuất huyết não gây chèn ép não hoặc nhồi máu não gây thiếu máu vùng chi phối tương ứng của nhánh mạch đó
- Chóng mặt, đi đứng lao đao: do tổn thương dây tk VIII tiền đình ốc tai hoặc do tổn thương vùng tiểu não.
- Ko cười dc: do tổn thương dây tk VII thần kinh mặt
- Lưỡi cong hoặc nghiêng về 1 bên: tổn thương dây tk IX hoặc XII


Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

CẨN TRỌNG TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG, DÙ CHÚNG ĐƯỢC "BAO BỌC" BỞI CÁC MỤC ĐÍCH TỐT

Gần đây xuất hiện thông tin về một Tổ chức quốc tế uy tín phát động quyên góp cho trẻ em nghèo Châu Phi hay Cách sơ cứu bệnh nhân khi bị đột quỵ/tai bíến. Có thể, những người lập tức chia sẻ thông tin trên đều có thiện ý, nhưng với các thông tin sai lệch, không nguồn chú, cơ sở khoa học thì việc làm dù với mục đích tốt đẹp đều có thể dẫn tới hệ lụy đáng tiếc cho người khác, hay tiếp tay cho đơn vị lợi dụng uy tín, danh nghĩa của cá nhân/tổ chức uy tín có thêm động cơ/kế hoạch trục lợi, mà hoàn toàn có thể hệ quả tiếp đến sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của người chia sẻ.

Còn nhiều việc làm, cách thức khác dễ dàng thực hiện nếu thực lòng muốn bày tỏ thiện tâm, nhưng khi dễ dãi trong quyết định chia sẻ những thông tin với biểu hiện không đáng tín cậy, dù bao biện bởi bất kì lý do nào, cũng sẽ là hành động thiếu hiểu biết và không trách nhiệm.

--

BỊ ĐỘT QUỴ KHÔNG NÊN SƠ CỨU TẠI NHÀ

Trên 90% người bệnh đột quỵ đến Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM) khi đã qua “thời gian vàng” điều trị bệnh. Gần đây, nhiều người gửi cho nhau một bài viết hướng dẫn cách sơ cứu người thân thoát khỏi cơn đột quỵ bằng một cây kim.

Cách sơ cứu phản khoa học

Chị C.T., ở Q.Tân Phú (TP.HCM), kể mẹ chị tham gia một câu lạc bộ gồm 100 người thì mọi thành viên trong câu lạc bộ đều chuyền cho nhau bài viết này. Người nào cũng coi đây như một “bí quyết” để sơ cứu người thân khi lỡ gặp phải cơn đột quỵ. Mẹ chị T. đã gửi bài viết này qua email cho chị T. với lời dặn: “Mẹ gửi cho con tài liệu này, con giữ lại, in ra hoặc ghi nhớ vì tai biến như thế này là chuyện người già rất dễ mắc phải. Nếu con có được kinh nghiệm như tác giả của bài viết này thì con sẽ giúp được cho ba mẹ rất nhiều”.

Bài viết này có đoạn: “Hãy giữ bệnh nhân ngồi yên một chỗ rồi lấy kim chích cho máu ở mười đầu ngón tay chảy ra. Khi chích kim vào mà máu không chảy ra hãy dùng các ngón tay của bạn để nặn ra. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều có máu chảy ra, hãy chờ vài phút người bệnh sẽ hồi tỉnh. Trong trường hợp người bệnh bị méo miệng, hãy kéo hai tai của người bệnh đến khi cả hai tai đều đỏ lên. Sau đó chích vào dái tai đến khi mỗi dái tai chảy ra hai giọt máu, sau đó vài phút bệnh nhân sẽ hồi tỉnh”.

Bài viết còn phân tích sự nguy hiểm của bệnh đột quỵ và khuyên mọi người hãy giữ một cây kim thật sạch cất ở chỗ thuận tiện nhất trong nhà để cứu người bị đột quỵ. Khi có người bị đột quỵ thì dù người bệnh đang ở đâu cũng không được di chuyển vì nếu bị di chuyển các mạch máu sẽ bị vỡ ra. Bài viết còn dặn người nhà phải chờ người bệnh ở trạng thái bình thường mới chở người bệnh đến bệnh viện vì nếu đưa đi cấp cứu ngay, xe chạy bị xóc sẽ làm các mạch máu của người bệnh vỡ ra...

Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, phó khoa bệnh lý mạch máu Bệnh viện Nhân Dân 115, nhận xét cách sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ như trên là hoàn toàn phản khoa học. Khi có người thân bị đột quỵ mà sơ cứu như vậy là vô tình lấy mất đi thời gian vàng điều trị bệnh đột quỵ. Trong khi khoảng thời gian vàng này liên quan mật thiết đến tính mạng và sự phục hồi của bệnh nhân sau này vì một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não của người bệnh mất đi.

Mất thời gian vàng!

Theo thống kê của Bệnh viện Nhân Dân 115, mỗi năm tại bệnh viện này tiếp nhận hơn 5.000 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó hơn 90% bệnh nhân đến bệnh viện khi đã qua thời gian vàng được tính là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. Nguyên nhân do bệnh nhân không nhận biết được bệnh đột quỵ, điều trị bằng những biện pháp dân gian ở nhà trước, đưa đến bệnh viện ngay nhưng bệnh viện ban đầu lại không có khả năng điều trị... Khi đến bệnh viện điều trị muộn, bệnh nhân sẽ bị liệt vận động, sống cuộc sống thực vật, thậm chí tử vong...

Trường hợp của anh N.N.T., 37 tuổi, ở Q.7, TP.HCM, là một ví dụ. Ngày 17-1, anh T. nhập viện Bệnh viện Nhân Dân 115 trong tình trạng hôn mê. Vợ anh T. kể lại tối hôm trước khi xảy ra cơn đột quỵ, anh T. đi đánh quần vợt về và đi ngủ bình thường. Đến khoảng 3g sáng anh gọi vợ đưa anh đến bệnh viện và không nói được nữa.

Vợ anh T. trước đó cũng đã đọc tài liệu hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ bằng cây kim nên đã lấy kim châm mười đầu ngón tay cho chồng. Sau đó, chị mới đưa anh đến cấp cứu tại một bệnh viện gần nhà. Do không có khả năng điều trị nên bệnh viện này lại chuyển anh T. đến Bệnh viện Nhân Dân 115. Tại đây, các bác sĩ đã xác định do người bệnh đến muộn nên vùng não đã bị chết. Bệnh nhân sẽ phải sống đời sống thực vật trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.

Trong dân gian hay lan truyền nhiều phương pháp điều trị bệnh đột quỵ như cạo gió, cắt lể... được nhiều người tin dùng. Bác sĩ Huy Thắng lý giải trước khi có cơn đột quỵ thật sự, một số bệnh nhân có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là những cơn thiếu máu thoáng qua. Cơn thiếu máu thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng và chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Sau đó, bệnh nhân trở lại bình thường. Nếu áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị cho những trường hợp này, người thân và bệnh nhân lại lầm tưởng là phương pháp dân gian này đã cứu sống được bệnh nhân. Tuy nhiên, cơn thiếu máu thoáng qua chính là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ thật sự sẽ xảy ra ngay sau đó. Do vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Bác sĩ Huy Thắng cho biết những năm gần đây y học hiện đại đã có thể điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị đột quỵ. Nếu được điều trị sớm, kịp thời ngay sau khi khởi phát triệu chứng, những bệnh nhân đột quỵ có thể phục hồi chức năng vận động. Vì vậy, khi thấy người thân có những dấu hiệu bị đột quỵ, người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh tới ngay bệnh viện có khả năng điều trị, không nên sơ cứu tại nhà hay áp dụng bất kỳ một phương pháp dân gian nào điều trị, làm mất thời gian vàng của bệnh nhân.

Những dấu hiệu của đột quỵ

- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra một bên cơ thể, ví dụ yếu liệt tay và chân trái).

- Đột ngột không nói được, giọng nói bị thay đổi (nói ngọng, khó nghe) hoặc bệnh nhân nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói.

- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt.

- Đột ngột nhức đầu dữ dội.

- Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn (đặc biệt khi chóng mặt đi kèm với bất kỳ triệu chứng trên).

Cách phòng ngừa đột quỵ là phải kiểm soát được các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ. Đó là những người mắc bệnh cao huyết áp, hút thuốc lá, bệnh tim mạch, nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, sử dụng thuốc ngừa thai (chỉ nên uống khi có chỉ định của bác sĩ), tình trạng căng thẳng, stress.