Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Phân biệt inox xịn và inox mạ

Cũng là cái xoong, cái thìa inox nhưng giá cả có thể chênh lệch nhau đến cả chục lần. Người tiêu dùng nếu không tinh ý mua phải, vừa phí tiền lại rước cái độc hại vào người.
Phân biệt inox xịn và inox mạ

Đồ gia dụng inox đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hình thức sáng bóng của vật liệu, trông rất sạch sẽ.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp mua về dùng chưa được bao lâu thì không còn sáng bóng nữa, mà bị xỉn màu, hoen ố, hay thậm chí có vết gỉ và xuất hiện các lỗ nhỏ li ti như bị nổ.



Trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả

Theo TS Phạm Đức Thắng, Phân viện Vật liệu khoa học kim loại (Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả. Chất liệu chính của các sản phẩm này có thể là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng.

Theo TS Thắng, có thể phân biệt inox "xịn" và inox mạ bằng độ sáng bóng của vật liệu. Inox mạ thường có độ bóng sáng loáng trong khi inox "xịn" có màu sáng nhờ nhợ.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thử bằng cách sử dụng nam châm. Tùy vào thành phần inox mà các sản phẩm inox "xịn" hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nam châm nhẹ, khi kéo ra lực ở tay sẽ rất nhẹ nhàng.

Còn inox mạ sẽ có độ hút mạnh, thậm chí chỉ đưa đến gần đã nghe tiếng "tạch" vì nam châm bị hút vào kim loại. Khi lấy nam châm ra sẽ thấy lực hút ở tay rất mạnh.

Những người có kỹ thuật cũng có thể sử dụng axit nóng khoảng 70o để kiểm tra chất lượng inox. Nếu là inox mạ crôm sẽ đen sì, trong khi inox tốt vẫn giữ nguyên màu sắc.

Inox xịn cũng hiếm!

TS Đoàn Đình Phương, Phó viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, inox cũng có nhiều loại, tùy thuộc vào hàm lượng các chất tạo thành.

Về cơ bản thành phần inox thường có 18% crom, 8% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. Vì giá thành niken rất đắt nên trong một số trường hợp, người ta có thể thay niken bằng mangan, tuy nhiên sự thay thế này làm cho khả năng chịu ăn mòn của vật liệu rất thấp.

Một loại thép không gỉ khác có thành phần 12% crom cũng có tính chất sáng bóng nhưng không được gọi là inox vì có tính hút từ.

Theo TS Đoàn Đình Phương, để phân biệt inox có chất lượng tốt hay không chỉ có cách duy nhất là sử dụng máy móc để phân tích thành phần, chứ không thể phụ thuộc vào các phép thử axit, thử độ hút từ như phân biệt vật liệu mạ inox.

Các đồ gia dụng làm bằng inox kém chất lượng cũng nhanh bị xỉn màu, xám ố hoặc thậm chí bị nổ bề mặt. Tuy nhiên, có hay không nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng thì chưa thể khẳng định rõ ràng, còn cần những nghiên cứu chính xác.

Theo TS Nguyễn Ngọc Phong (Viện Khoa học Vật liệu) ,đối với các vật liệu mạ inox, để tạo giá thành rẻ hơn nữa, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng. Các chất mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư...

Đậu phụ rán xốt thịt băm

Đậu phụ không còn đơn điệu nữa mà trở nên nhiều màu sắc, hương vị phong phú.

Nguyên liệu:


Đậu phụ 5 bìa

Thịt lợn xay/băm: 150g

½ củ cà rốt thái hạt lựu

½ củ hành tây thái hạt lựu

1 thìa tỏi băm, 1 thìa hành xanh thái nhỏ

Vài cái nấm hương, ngâm nở, thái nhỏ

Hạt nêm

Dầu ăn


Cách làm:

Đậu phụ cắt miếng mỏng. Cho vào chảo dầu nóng rán giòn. Gắp ra đĩa

Đặt chảo trở lại bếp, để 1 lượng dầu ăn nhỏ, phi thơm tỏi băm

Cho cà rốt, nấm hương và thịt xay vào xào, nêm 1 thìa hạt nêm. Đảo chừng 3 phút thì cho tiếp hành tây vào, xào đến khi thịt và cà rốt chín.

Cho nửa chén nước vào đun sôi nêm nếm lại vừa ăn. Hòa chút bột đao cho vào, đảo nhanh tay cho hỗn hợp sanh sánh.

Đến bước này bạn có thể cho đậu rán vào chảo om cùng xốt hoặc xếp đậu vào đĩa sâu lòng rồi dội xốt thịt còn nóng lên trên, cho hành xanh vào rồi tắt bếp.

Trút ra đĩa rắc chút hạt tiêu, ăn nóng

Những thức ăn kỵ nhau

Trứng gà và sữa đậu nành

Trứng gà và sữa đậu nành nếu ăn cùng một lúc sẽ hạn chế giá trị dinh dưỡng của nhau. Lòng trắng trứng gà chứa protein dạng dính, khi kết hợp với tơripxin trong sữa đậu nành sẽ làm cho sự phân giải protein bị cản trở. Do vậy, hai loại thức ăn này không nên sử dụng cùng một lúc.








Quả nho, quả lựu, quả hồng không nên ăn sau khi ăn hải sản


Củ cải và quýt



Mọi người đều biết bệnh nhân bướu cổ là do cơ thể thiếu iod nhưng ít người biết rằng củ cải và quýt ăn cùng một lúc trong nhiều lần sẽ có nguy cơ dẫn đến bướu cổ. Qua nhiều thí nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học phát hiện, hai loại thức ăn trên nếu ăn cùng lúc sẽ sinh ra một loại acid làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ



Quả hồng và khoai lang



Khoai lang khi vào đến dạ dày sẽ sinh ra nhiều axit clohydric. Nếu đồng thời ăn khoai lang và hồng cùng một lúc thì dưới tác dụng của acid này sẽ tạo thành một chất lắng đọng, kết tủa, gây hại cho dạ dày.


Sữa bò và chocolate


Trong sữa bò chứa nhiều chất protein và kali, còn chocolate chứa nhiều acid và oxalic. Nếu sử dụng cả hai thứ cùng một lúc thì kali trong sữa và acid oxalic trong chocolate sẽ kết thành một chất không tan trong nước, khiến cơ thể rất khó hấp thu và còn sinh ra chứng tiêu chảy.



Các loại quả không nên sử dụng ngay sau khi ăn hải sản


Đó là quả nho, thanh trà, quả lựu, quả hồng. Các loại quả này thường có chứa một số acid, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo thành một chất lắng đọng, cơ thể khó tiêu hóa và dễ gây hiện tượng lên men đường ruột. Do đó, cách 4 giờ sau sau khi ăn hải sản mới nên ăn các loại quả này.





Quýt và sữa bò


Sau khi uống sữa bò nếu ăn quýt ngay thì protein trong sữa sẽ kết hợp với vitamin C trong quýt tạo thành một chất kết vón, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và gây đau bụng, chướng bụng.


Uống rượu với cà rốt (or alcohol nói chung)


Nếu ăn và uống 2 thứ này cùng một lúc gan sẽ sinh ra độc tố, dễ gây bệnh cho gan. Vì vậy, khi uống rượu không nên ăn cà rốt, đặc biệt không uống rượu ngay sau khi ăn hoặc uống nước cà rốt.


Ăn thịt, cá và uống nước chè



Nhiều người sau khi ăn thịt, cá - những thức ăn giàu đạm và uống nước chè ngay với hy vọng là cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng. Tuy nhiên, họ không biết rằng, chất tanin trong chè khi kết hợp với đạm sẽ sinh ra một hợp chất, làm giảm sự hoạt động của nhu động ruột, khiến cho lượng phân bị đọng lại lâu trong đường ruột, dễ gây táo bón và làm tăng thêm cơ hội hấp thụ những chất độc trong ruột, gây hại cho sức khỏe.