Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Phân biệt inox xịn và inox mạ

Cũng là cái xoong, cái thìa inox nhưng giá cả có thể chênh lệch nhau đến cả chục lần. Người tiêu dùng nếu không tinh ý mua phải, vừa phí tiền lại rước cái độc hại vào người.
Phân biệt inox xịn và inox mạ

Đồ gia dụng inox đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hình thức sáng bóng của vật liệu, trông rất sạch sẽ.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp mua về dùng chưa được bao lâu thì không còn sáng bóng nữa, mà bị xỉn màu, hoen ố, hay thậm chí có vết gỉ và xuất hiện các lỗ nhỏ li ti như bị nổ.



Trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả

Theo TS Phạm Đức Thắng, Phân viện Vật liệu khoa học kim loại (Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả. Chất liệu chính của các sản phẩm này có thể là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng.

Theo TS Thắng, có thể phân biệt inox "xịn" và inox mạ bằng độ sáng bóng của vật liệu. Inox mạ thường có độ bóng sáng loáng trong khi inox "xịn" có màu sáng nhờ nhợ.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thử bằng cách sử dụng nam châm. Tùy vào thành phần inox mà các sản phẩm inox "xịn" hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nam châm nhẹ, khi kéo ra lực ở tay sẽ rất nhẹ nhàng.

Còn inox mạ sẽ có độ hút mạnh, thậm chí chỉ đưa đến gần đã nghe tiếng "tạch" vì nam châm bị hút vào kim loại. Khi lấy nam châm ra sẽ thấy lực hút ở tay rất mạnh.

Những người có kỹ thuật cũng có thể sử dụng axit nóng khoảng 70o để kiểm tra chất lượng inox. Nếu là inox mạ crôm sẽ đen sì, trong khi inox tốt vẫn giữ nguyên màu sắc.

Inox xịn cũng hiếm!

TS Đoàn Đình Phương, Phó viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, inox cũng có nhiều loại, tùy thuộc vào hàm lượng các chất tạo thành.

Về cơ bản thành phần inox thường có 18% crom, 8% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. Vì giá thành niken rất đắt nên trong một số trường hợp, người ta có thể thay niken bằng mangan, tuy nhiên sự thay thế này làm cho khả năng chịu ăn mòn của vật liệu rất thấp.

Một loại thép không gỉ khác có thành phần 12% crom cũng có tính chất sáng bóng nhưng không được gọi là inox vì có tính hút từ.

Theo TS Đoàn Đình Phương, để phân biệt inox có chất lượng tốt hay không chỉ có cách duy nhất là sử dụng máy móc để phân tích thành phần, chứ không thể phụ thuộc vào các phép thử axit, thử độ hút từ như phân biệt vật liệu mạ inox.

Các đồ gia dụng làm bằng inox kém chất lượng cũng nhanh bị xỉn màu, xám ố hoặc thậm chí bị nổ bề mặt. Tuy nhiên, có hay không nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng thì chưa thể khẳng định rõ ràng, còn cần những nghiên cứu chính xác.

Theo TS Nguyễn Ngọc Phong (Viện Khoa học Vật liệu) ,đối với các vật liệu mạ inox, để tạo giá thành rẻ hơn nữa, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng. Các chất mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư...

Đậu phụ rán xốt thịt băm

Đậu phụ không còn đơn điệu nữa mà trở nên nhiều màu sắc, hương vị phong phú.

Nguyên liệu:


Đậu phụ 5 bìa

Thịt lợn xay/băm: 150g

½ củ cà rốt thái hạt lựu

½ củ hành tây thái hạt lựu

1 thìa tỏi băm, 1 thìa hành xanh thái nhỏ

Vài cái nấm hương, ngâm nở, thái nhỏ

Hạt nêm

Dầu ăn


Cách làm:

Đậu phụ cắt miếng mỏng. Cho vào chảo dầu nóng rán giòn. Gắp ra đĩa

Đặt chảo trở lại bếp, để 1 lượng dầu ăn nhỏ, phi thơm tỏi băm

Cho cà rốt, nấm hương và thịt xay vào xào, nêm 1 thìa hạt nêm. Đảo chừng 3 phút thì cho tiếp hành tây vào, xào đến khi thịt và cà rốt chín.

Cho nửa chén nước vào đun sôi nêm nếm lại vừa ăn. Hòa chút bột đao cho vào, đảo nhanh tay cho hỗn hợp sanh sánh.

Đến bước này bạn có thể cho đậu rán vào chảo om cùng xốt hoặc xếp đậu vào đĩa sâu lòng rồi dội xốt thịt còn nóng lên trên, cho hành xanh vào rồi tắt bếp.

Trút ra đĩa rắc chút hạt tiêu, ăn nóng

Những thức ăn kỵ nhau

Trứng gà và sữa đậu nành

Trứng gà và sữa đậu nành nếu ăn cùng một lúc sẽ hạn chế giá trị dinh dưỡng của nhau. Lòng trắng trứng gà chứa protein dạng dính, khi kết hợp với tơripxin trong sữa đậu nành sẽ làm cho sự phân giải protein bị cản trở. Do vậy, hai loại thức ăn này không nên sử dụng cùng một lúc.








Quả nho, quả lựu, quả hồng không nên ăn sau khi ăn hải sản


Củ cải và quýt



Mọi người đều biết bệnh nhân bướu cổ là do cơ thể thiếu iod nhưng ít người biết rằng củ cải và quýt ăn cùng một lúc trong nhiều lần sẽ có nguy cơ dẫn đến bướu cổ. Qua nhiều thí nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học phát hiện, hai loại thức ăn trên nếu ăn cùng lúc sẽ sinh ra một loại acid làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ



Quả hồng và khoai lang



Khoai lang khi vào đến dạ dày sẽ sinh ra nhiều axit clohydric. Nếu đồng thời ăn khoai lang và hồng cùng một lúc thì dưới tác dụng của acid này sẽ tạo thành một chất lắng đọng, kết tủa, gây hại cho dạ dày.


Sữa bò và chocolate


Trong sữa bò chứa nhiều chất protein và kali, còn chocolate chứa nhiều acid và oxalic. Nếu sử dụng cả hai thứ cùng một lúc thì kali trong sữa và acid oxalic trong chocolate sẽ kết thành một chất không tan trong nước, khiến cơ thể rất khó hấp thu và còn sinh ra chứng tiêu chảy.



Các loại quả không nên sử dụng ngay sau khi ăn hải sản


Đó là quả nho, thanh trà, quả lựu, quả hồng. Các loại quả này thường có chứa một số acid, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo thành một chất lắng đọng, cơ thể khó tiêu hóa và dễ gây hiện tượng lên men đường ruột. Do đó, cách 4 giờ sau sau khi ăn hải sản mới nên ăn các loại quả này.





Quýt và sữa bò


Sau khi uống sữa bò nếu ăn quýt ngay thì protein trong sữa sẽ kết hợp với vitamin C trong quýt tạo thành một chất kết vón, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và gây đau bụng, chướng bụng.


Uống rượu với cà rốt (or alcohol nói chung)


Nếu ăn và uống 2 thứ này cùng một lúc gan sẽ sinh ra độc tố, dễ gây bệnh cho gan. Vì vậy, khi uống rượu không nên ăn cà rốt, đặc biệt không uống rượu ngay sau khi ăn hoặc uống nước cà rốt.


Ăn thịt, cá và uống nước chè



Nhiều người sau khi ăn thịt, cá - những thức ăn giàu đạm và uống nước chè ngay với hy vọng là cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng. Tuy nhiên, họ không biết rằng, chất tanin trong chè khi kết hợp với đạm sẽ sinh ra một hợp chất, làm giảm sự hoạt động của nhu động ruột, khiến cho lượng phân bị đọng lại lâu trong đường ruột, dễ gây táo bón và làm tăng thêm cơ hội hấp thụ những chất độc trong ruột, gây hại cho sức khỏe.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Cơm tấm Việt Nam

Đam mê nền văn hóa ẩm thực châu Á, Robyn Eckhardt – một nữ nhà báo tự do người Mỹ đã cùng với bạn của mình là nhiếp ảnh gia David Hagerman đã dành đến 14 năm trải nghiệm các món ăn từ sang trọng cho đến dân dã nhất ở các nước Châu Á. Những trải nghiệm thực tế đầy thú vị kết hợp với con mắt nhìn khách quan của những người am hiểu và đam mê ẩm thực, những bài viết của Robyn trên website dành riêng cho những món ăn châu Á đã khiến nhiều người mê tít đấy! Và tất nhiên, trong số những điểm dừng chân của hai người bạn đó, Việt Nam mình không thể nào nằm ngoài lề được rồi.

Chúng tôi thường không hề thích những sạp hàng rong với những món ăn được bán có vẻ ẩn chứa nhiều dịch bệnh! Nhưng tôi phải thừa nhận rằng sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa những điều mà mình đưa ra. Bởi cho dù không hề cảm thấy an toàn khi thưởng thức nhưng với tôi, những món ăn đường phố lại chính là một phần của du lịch (tất nhiên là ở những đất nước có những quán ăn vỉa hè thôi). Nó dường như là cách dễ dàng và đầy thú vị nhất để kết nối bạn với người dân địa phương và là cách để bạn có thể đắm mình trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Ẩm thực đường phố không chỉ đơn giản là những món ăn mà trong nó còn ẩn chứa những kinh nghiệm được truyền tụng từ nhiều đời mà tôi cam đoan rằng những món ăn đắt tiền nơi nhà hàng sang trọng khó có thể có được. Thêm vào đó, khi chọn ẩm thực đường phố, bạn sẽ có dịp quan sát người bán hàng nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn cho mình, rất thú vị!”

Một đĩa cơm tấm với thịt heo nướng cùng một quả trứng chiên thêm một chút dưa leo chua ngọt, cà rốt, hành lá cùng với một chén nước mắm ớt để rưới lên trên bề mặt cùng với một ly café đá tại một con hẻm nhỏ giữa Quận 1 đã trở thành một bữa sáng đáng nhớ nhất của chúng tôi. Đối với khách du lịch, cơm tấm vốn là món ăn thường bị bỏ qua bởi chính sự bình dị, thân quen của nó với mảnh đất Sài Gòn. Nhưng dù là vậy, đối với tôi, món ăn đó thật sự là ngon một cách đặc biệt. Thứ cơm trắng trắng quen thuộc kết hợp với những miếng thịt heo nướng trên than, thậm chí là bị cháy xém, hơi ngòn ngọt, ám mùi khói cùng với vị của những miếng dưa leo khiến cho món ăn trở nên đậm đà. Trứng thường được chiên lòng đào để khi thưởng thức, lòng đỏ trứng sẽ trào ra kết dính những hạt gạo lại với nhau, thơm thơm, ngậy ngậy. Và cuối cùng, một thứ nước chấm rất Việt Nam với nước mắm, một ít đường và ớt được trộn lẫn với cơm, tất cả như hòa làm một để trở thành một tuyệt tác ẩm thực mà chỉ một lần thôi, bạn sẽ nhớ mãi cái hương vị đấy.” Nhưng điều thật sự thú vị trong những cảm nhận của Robyn lại nằm ở chính nơi mà cô đã thưởng thức cơm tấm cơ!
Những bữa ăn ở nơi đây không chỉ đem lại sự ngon miệng cho tôi từ những đĩa cơm mà còn từ chính không gian nơi tôi ngồi. Một buổi sớm Sài Gòn khi những tòa nhà vẫn còn đổ bóng dài trên mặt đường, khi không khí vẫn chưa ám mùi của khói bụi và những con đường còn thưa thớt những chiếc xe gắn máy, khi những con người nơi đây trong tâm trạng đầy khoan khoái sau một giấc ngủ ngon sẽ trở nên thân thiện với bạn nhiều hơn. Và bạn hãy nhớ dành cho họ những nụ cười và cái gật đầu thân thiện giống như chúng tôi – hai người ngoại quốc khổng lồ trên những chiếc ghế tí hon với đĩa cơm tấm trước mặt. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của cử chỉ đơn giản đó nhé!”. Đây không chỉ là những lời khuyên cực kỳ hữu ích của họ dành cho những khách du lịch đến với Việt Nam mà còn cho cả chúng mình nữa đấy. Nở một nụ cười thân thiện với những người chúng ta gặp sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn các bạn ạ.

Còn về mùi vị của món ăn ư? Trong cái không gian chật hẹp nơi hẻm nhỏ đấy, mùi thơm của cơm trắng, của những miếng thịt nướng tỏa lên từ chiếc vỉ bốc khói với nụ cười thân thiện của cô chủ hàng, tất cả sẽ khiến bạn cảm thấy đói cồn cào ngay lập tức đấy”. Để kết thúc cho câu chuyện về cơm tấm Sài Gòn, Robyn đã đem đến cho tất cả mọi người, kể cả chính những người Việt Nam chúng mình, một không gian, một cảm nhận sâu sắc không chỉ về cơm tấm mà còn là về một góc Sài Thành rất riêng của chúng ta nữa. “Tôi đã ngồi nơi đây để thưởng thức một đĩa cơm tấm nơi con hẻm nhỏ với những tiếng leng keng của chuông xe ba gác, tiếng còi vọng từ xa của những chiếc xe gắn máy, giữa những cái gật đầu và nụ cười đầy thiện cảm của người bán hàng, cùng một ly café sữa đá rất rẻ. Đối với tôi, những điều thú vị đó đã đan kết vào với nhau trở thành một bữa ăn hoàn hảo đến tuyệt vời. Vì thế, đó chính là lý do vì sao tôi vẫn nói “đường phố mới chính là nơi để chúng ta thật sự được ăn”.

Bánh mì Sài Gòn (1)

Robyn đã từng ăn bánh mì ốp la ở Sài Gòn vào năm 2005, nhưng suất bánh mì mà cô được phục vụ lại là trứng được đánh tan và chiên vàng như bình thường thế nên Robyn không có mấy ấn tượng. Đến sau này, khi có dịp quay trở lại Sài Gòn một lần nữa, Robyn được giới thiệu đến một quán nhỏ trên vỉa hè, bên ngoài con hẻm của quận 3. Đó là một hàng ăn nhỏ ngay phía bên ngoài nơi họ ở, hàng quán rất đơn giản chỉ là vài chiếc bàn với vài chiếc ghế nhựa xếp trên vỉa hè. Và tại đây, họ mới có được suất bánh mì ốp la đích thực với trứng ốp la còn nguyên lòng đào…
Nếu để ý kĩ, các bạn sẽ thấy, với hầu hết những vị khách nước ngoài, họ không chỉ thưởng thức các món ăn mà với những món họ thích, họ sẽ tìm hiểu rất kĩ. Đây là đặc điểm rất đáng để tụi mình học tập nhỉ? Và với trường hợp của Robyn cũng vậy, không chỉ yêu thích bánh mì ốp la mà cô còn có vẻ như rất am hiểu về tiệm bánh mì này, theo như cô nói thì chủ của tiệm bánh này là người gốc Hà Nội, di cư vào Sài Gòn từ rất lâu rồi đấy các bạn ạ. Tại đó, “họ vẫn làm mọi thứ theo công thức cũ, có nghĩa là một suất ốp la sẽ gồm: bánh mì, trứng ốp la, mayonnaise, pate và nhiều xúc xích được họ tự làm. Thêm vào đó, bánh mì ở đây, luôn được giữ cho nóng giòn trong một lò than củi”.

Và chắc hẳn trong mỗi chúng ta, bánh mì ốp la thì quá quen thuộc rồi đúng không? Nó quen thuộc đến mức mà nhiều khi tụi mình còn lãng quên nữa cơ. Thế nhưng, khi qua ống kính của Eating Asia, món ăn bình dân đấy lại trở nên ngon mắt lạ thường. Và hãy nghe Robyn miêu tả về món bánh mì của cô ấy này: “Chúng tôi ngạc nhiên bởi sự hoàn hảo của quả trứng với mặt dưới giòn nhẹ, phần lòng trắng hơi chín vừa và lòng đỏ thì chảy ra đủ để bao lấy miếng xúc xích của tôi” Thật quá hấp dẫn… “Từng miếng bánh mì được chấm với lòng đỏ trứng cùng một ớt pate đậm vị cộng thêm chút xíu mayonnaise mịn, nhẹ... đưa lên miệng… tất cả hòa quyện vào nhau… ngon đến nỗi mà tôi có thể chết đi và đi đến thiên đường”. Một cách miêu tả quá ư dễ thương nhỉ? Mà không chỉ có thế, Robyn còn cho rằng: “bắt đầu ngày mới với pate chắc chắn là cách tốt đẹp để bắt đầu một năm mới”. Bởi cô đã ăn món bánh mì ốp la này cho bữa sáng vào chính ngày sinh nhật của mình đấy các bạn ạ. Có vẻ như Robyn đã thực sự bị “chinh phục” bởi món bánh mì ốp la của Sài Gòn rồi!

bánh mì Sài Gòn (2)

Teens Sài Thành luôn được “tự hào” về sự đa dạng của các loại bánh mỳ nơi đây nhưng không phải bất cứ ai đến với thành phố đều khám phá ra được điều thú vị đó ngay đâu nhé! “Thật kỳ lạ khi đặt chân đến một đất nước khác, những thứ mà dường như mọi ngóc ngách đều có sự hiện diện của nó lại luôn là điều mà bạn bỏ qua. Đối với tôi, bánh mỳ thịt nướng chính là điều “sơ suất” ấy. Tôi đã sống ở Sài Gòn một thời gian khá dài nhưng phải đến lần thứ hai quay lại đây vào tháng 8, tôi mới được thưởng thức món ăn này để rồi ngỡ ngàng trước sự xuất hiện dày đặc của nó trên khắp các con phố mà tôi đã đi qua.” Như lần trước đã giới thiệu, Robyn đã dành nhiều năm ở châu Á để tìm hiểu những nét văn hóa của nơi đây thông qua việc khám phá những đặc điểm riêng của nền ẩm thực mỗi nơi. Vì thế, chẳng ai thấy ngạc nhiên khi một người đến từ nước phát triển như cô í lại lựa chọn một địa điểm thưởng thức món ăn rất Việt NamMột trong những nơi mà tôi yêu thích nhất Sài Gòn nằm giản dị với một tấm bảng hiệu đơn giản, những chiếc bàn được trải dọc con phố với những chiếc ghế có kích thước như dành cho trẻ em, nó giống như những hàng café đá mà bạn có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Tôi đã ngồi đó để tận hưởng hết chiếc bánh mỳ của riêng mình.”

Ổn định với chỗ ngồi, Robyn yên tâm để thưởng thức bánh mỳ Sài ThànhBánh mỳ ở nơi đây có đến hai loại độc lập với một cái bếp nướng bằng than. Người phụ nữ bán hàng tỏ ra hết sức thành thạo trong công việc của mình với bàn tay thoăn thoắt. Bỏ qua loại bánh mỳ với những viên thịt có hình như trái gôn với thứ nước đỏ tươi bên trong nó (có thể là do nước của thịt chảy ra khá nhiều), chúng tôi lựa chọn chiếc bánh mỳ với chả thịt heo, thịt heo thái sợi và một thứ gần giống như là thứ bánh Frittata vậy (đây là một loại bánh trứng tráng kiểu Ý đấy các ấy ạ!). Thêm một chút màu đỏ của ớt, thông thường còn có thêm cả củ cải, rau và dưa chuột nữa, thêm cả một ít nước mắm và sốt xì dầu, vậy là chúng tôi có thể sẵn sàng rời đi vui vẻ để nhường chỗ cho người khác!”.

Không chỉ có teens Sài Thành mà còn rất nhiều bạn ở khắp Việt Nam đều bị món bánh mỳ chả này quyến rũ, riêng Robyn, “đánh chén” xong, cô bạn đã đưa ra những cảm nhận của riêng mình cho món ăn như thế này: “Chiếc bánh mỳ đã cho tôi một ấn tượng khá là đáng nhớ với mùi vị của thịt nướng sém cạnh (thứ mà tôi nhất định sẽ phải gọi thêm nhiều nữa cho chiếc bánh mỳ của mình) cộng thêm mùi vị của trứng tráng tạo thành một sự tương phản dễ chịu. Và chắc chắn tôi cũng không bỏ lỡ sốt thịt nướng ở đây. Nhờ vậy mà giờ tôi đã hiểu vì sao bánh mỳ nơi đây lại chiếm được “cảm tình” của nhiều người đến thế bởi chính tôi cũng đã có chút ít bị hấp dẫn bởi những viên thịt ngay cả khi có nước sốt hay không.”

Một trong những điểm hấp dẫn khác mà Eating Asia luôn thu hút được nhiều người xem đó là bởi trong mỗi bài viết của mình, Robyn luôn chia sẻ cùng mọi người những cảm nhận sâu sắc không chỉ với món ăn mà cô thưởng thức mà cả với cuộc sống đang diễn ra nơi đó “Một trong những điều khiến cho chiếc bánh mỳ càng trở nên hấp dẫn đối với tôi đó chính là khi đứng ở quầy bánh, tôi có cơ hội để nhìn ngắm những điều bình dị đang diễn ra xung quanh mình: những đứa trẻ tung tăng trên con đường đến trường, những người phụ nữ với chiếc làn nặng trĩu đang trở về từ phiên chợ sáng, những câu chuyện bên ly café của những người đứng tuổi, một người cha vội vã lấy cho con trai mình một đĩa cơm thịt nướng…”

Ngoài cửa hàng yêu thích của mình, vài ngày sau đó, Robyn và người bạn của mình còn thử nghiệm một món ăn thú vị khác: “bánh mỳ chay”. Chiếc bánh mỳ với đầy đủ những thứ như xúc xích, pate, thịt nướng 100% giả được làm khéo léo đầy hấp dẫn nhưng với Robyn thì “Cho dù vẫn giữ vẻ ngoài bắt mắt nhưng thực sự, chiếc bánh mỳ “không thịt” vẫn chẳng thể làm cho chúng tôi thỏa mãn. Có thể chiếc bánh mỳ này được đánh giá cao trong thế giới đồ chay của chúng với đầy đủ những thứ kèm theo như dưa chuột, cà rốt…nhưng bất kể thế nào, không gì có thể thay thế được với thịt nướng ngay cả khi đó là một miếng pate gan thật dày đi nữa.”

Không được “nổi tiếng” như nhiều món ăn khác để được coi là món ăn truyền thống của người Việt nhưng những chiếc bánh mỳ đến từ vùng đất phương Nam đã hấp dẫn không ít những người bạn nước ngoài của chúng ta đấy nhé! Một điều thú vị nữa là chính bởi những khám phá này của Robyn mà một food blogger khác – Mr.Graham đã tìm đến với chúng ta để thưởng thức mà những dòng kí sự về chuyến du hành đấy chúng mình đã được khám phá từ nhiều kì trước rồi đấy. Tự hào quá phải hem nào các bạn?

Mì thập cẩm cho sĩ tử

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:





- 300gr mì sợi
- Đậu phụ chiên
- Hạt ngô ngọt
- Thịt xá xíu (hay thịt heo quay)
- Giá đỗ
- Hành lá, rau mùi (ngò)
- Lá rong biển
- Măng tây (hoặc rau cải nguyên cây)
Đến phần hành động này: >:D<


Bước 1:
- Đun sôi nước và cho mì vào luộc chín nha! Dùng mì trứng cũng được đấy!



Bước 2:
- Để chuẩn bị nước dùng, ta lấy ngô ngọt và đậu chiên để đun lấy nước nghen.

Bước 3:
- Vớt mì ra bát. Cho thêm lá cải, đậu, giá đỗ lên trên.



Bước 4:
- Thêm một ít lá rong biển và thịt xá xíu nữa nè.


Bước 5:
- Chan nước dùng lên, nhớ thêm vào một ít ngô ngọt, hành lá và rau mùi để ăn cùng nữa nào!


Nước dùng ngọt mà không béo nha!
Có vẻ hợp cho những ngày nóng nhỉ?

Đậu phụ xào

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:





- Đậu phụ
- Ớt ngọt (càng nhiều màu càng tốt)
- Mộc nhĩ (nấm mèo)
- Dầu hào, xì dầu
Đến phần hành động này:



Bước 1:

- Thái nhỏ ớt thành những miếng vừa ăn này.

Dùng thêm cà chua nữa thì món ăn sẽ ngon hơn đấy!



Bước 2:

- Với mọc nhĩ, các bạn cần ngâm mềm trước rồi mới thái nhỏ nhé!



Bước 3:

- Giờ thì cắt đậu thành những miếng cỡ như bao diêm.



Bước 4:

- Tiếp theo là chiên cho đậu chín vàng hai mặt.


Bước 5:

- Xào qua ớt ngọt, mọc nhĩ với một chút dầu hào và xì dầu nè.


- Đến khi ớt gần chín thì cho đậu vào xào cùng nghen.

Thật đơn giản đúng hem?


Mà món ăn lại đẹp nữa chứ!
Vào bếp ngay thui!